Bảo vệ môi trường ở Đồng bằng Sông Cửu Long (4)

Bảo vệ môi trường ở đồng bằng sông Cửu Long

Khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có diện tích tự nhiên vào khoảng 4,06 triệu ha, với bờ biển dài 740km, dân số khoảng 17,42 triệu người.

Đây vốn dĩ là vùng đất ngập nước: ngập mặn, ngập lũ và có hệ thống sông ngòi chằng chịt chi phối đến chất lượng đất đai của toàn bộ hệ sinh thái. Kinh tế phát triển mạnh, mở ra triển vọng và nhiều cơ hội lớn để ĐBSCL phát triển trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tuy nhiên, cùng với những cơ hội đó là những thách thức không hề nhỏ đối với việc bảo vệ môi trường ở Đồng bằng Sông Cửu Long.

Sự cần thiết của việc Bảo vệ môi trường ở Đồng bằng Sông Cửu Long:

Những năm gần đây, quá trình chuyển dịch cơ cấu canh tác nông nghiệp lúa nước truyền thống sang nuôi tôm nước mặn đã làm cho diễn biến xâm nhập mặn gia tăng nhanh chóng, gây áp lực đối với hệ canh nước ngọt ở khu vực ĐBSCL.

Tài nguyên đất ở ĐBSCL khá quan trọng, bao gồm: đất cát 43.320 ha, chiếm 1,09%; đất mặn 744.550 ha, chiếm 18,75%; đất phèn 1.600.000 ha, chiếm 40,29%; đất phù sa 1.184.860 ha, chiếm 29,84%; đất than bùn 24.030 ha, chiếm 0,6% và đất sông rạch khoảng 374.484 ha, chiếm 9,43%. 

Đặc biệt đất phèn ở ĐBSCL khá lớn tập trung ở vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên, bán đảo Cà Mau… với diện tích khoảng 1,5 triệu ha. Hoạt động canh tác nông – lâm – ngư những năm gần đây đã làm gia tăng quá trình lan truyền phèn có tác động đến môi trường nước, môi trường đất và hệ sinh thái ở ĐBSCL.

Cơ cấu kinh tế của ĐBSCL hiện nay gồm khu vực nông – lâm – ngư nghiệp là 48%, khu vực công nghiệp và xây dựng là 22% và khu vực dịch vụ là 30%. Cơ cấu đó đã cho thấy, nền kinh tế – xã hội ở đây về cơ bản phụ thuộc vào sinh thái và môi trường. 

Vì vậy, chất lượng môi trường đất, nước có tính quan trọng quyết định đối với việc duy trì hệ sinh thái bền vững, đem lại những sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp tốt nhất.

Có thể thấy qua thực tiễn, tiềm năng phát triển của khu vực đồng bằng sông Cửu Long là rất lớn, nhất là giá trị về xuất khẩu lúa, thủy sản,… nhưng nơi đây đang phải đối mặt với nhiều vấn đề ô nhiễm nghiêm trọng cần phải giải quyết triệt để nhằm đảm bảo phát triển bền vững trong tương lai.

Bảo vệ môi trường ở Đồng bằng Sông Cửu Long (2)

Thực trạng khó khăn trong việc bảo vệ môi trường ở đồng bằng sông Cửu Long

1. Sức ép dân số đang gia tăng, tài nguyên suy giảm:

Với tình trạng dân số tăng nhanh, việc suy giảm tài nguyên và ô nhiễm môi trường là điều không thể tránh khỏi, gây áp lực rất lớn đến kinh tế, xã hội, môi trường và đời sống sức khỏe người dân, đặc biệt là áp lực đối với việc bảo vệ môi trường ở Đồng bằng Sông Cửu Long.

Các chất thải từ nguồn sinh hoạt, từ công nghiệp cũng chưa được xử lý triệt để, gây ô nhiễm và tác động xấu đến môi trường xung quanh.

2. Môi trường nước và đất bị biến đổi:

Việc sử dụng đất trong nông nghiệp, ngư nghiệp và công nghiệp hóa, đô thị hóa… làm gia tăng sự nhiễm mặn, nhiễm phèn, nhiễm bẩn nguồn nước và hệ sinh thái.

Tổng lượng bùn thải và chất thải nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL khoảng 456 triệu m3/năm. Trong nông nghiệp hằng năm sử dụng khoảng 2 triệu tấn phân bón hóa học, 500.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật và các chế phẩm nuôi trồng thủy sản… gây tác động nhiều mặt tới môi trường và sức khỏe.

3. Hệ sinh thái rừng và đa dạng sinh học suy giảm mạnh:

Hệ sinh thái rừng tràm, rừng ngập mặn ven biển suy giảm khá nhanh do quá trình khai hoang canh tác, nuôi trồng thủy sản. Tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có đến 239 loài cây, 36 loài thú, 182 loài chim đầm lầy, 34 loài bò sát và 6 loài lưỡng cư.

Tuy nhiên, với tình trạng môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường ở Đồng bằng Sông Cửu Long chưa triệt để, hệ sinh thái này đang có dấu hiệu suy giảm nghiệm trọng trong nhiều năm qua.

Bảo vệ môi trường ở Đồng bằng Sông Cửu Long (3)

4. Môi trường biển và ven biển xuống cấp nặng nề:

Các hoạt động thăm dò khai thác, sản xuất và kinh doanh dầu khí là một trong nhiều nguy cơ gây sự cố môi trường, ô nhiễm môi trường trên sông và ven biển.

Hoạt động canh tác, nuôi trồng thủy sản,… với các nguồn rác thải, nước thải chưa có phương pháp xử lý hiệu quả, tác động xấu đến vùng ven biển, cửa sông làm môi trường suy giảm.

Sự cố tràn dầu vào bờ biển diễn ra trong những năm gần đây nhất vào năm 2007 đã tác động đến môi trường biển và ven biển tại các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Tiền Giang… gây thiệt hại kinh tế và môi trường ở khu vực ven biển ĐBSCL.

5. Môi trường đô thị và sản xuất công nghiệp làm gia tăng ô nhiễm

Sản xuất, kinh doanh và dịch vụ ở khu vực ĐBSCL đã có bước phát triển rất nhanh chóng.

“Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt 606.267 tấn/năm, nước thải sinh hoạt 102 triệu m3/năm, chất thải rắn công nghiệp là 222.032 tấn/năm, chất thải rắn công nghiệp nguy hại 2.000 tấn/năm, nước thải công nghiệp là 47,2 triệu m3/năm, rác thải y tế 3.800 tấn/năm” (theo số liệu thống kê), các nguồn thải này chưa được xử lý triệt để đang gây nên các áp lực nhiều mặt đến ô nhiễm môi trường và sức khỏe của nhân dân.

Phát triển đô thị và khu công nghiệp với tốc độ quá nhanh đang thực sự gây ra áp lực nhiều mặt đến môi trường sinh thái.

Bên cạnh đó, các vấn đề về nước sạch cũng là một trong những điểm đáng quan tâm, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân. Từ đó đặt ra nhu cầu cấp thiết và phải thực hiện ngay để bảo vệ môi trường ở Đồng bằng Sông Cửu Long.

Bảo vệ môi trường ở Đồng bằng Sông Cửu Long (4)

Định hướng cho công tác bảo vệ môi trường ở Đồng bằng Sông Cửu Long:

Để đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường ở Đồng bằng Sông Cửu Long trong thời gian tới, cần tập trung làm tốt một số nhiệm vụ cấp bách dưới đây:

1. Tập trung thực hiện tốt các yêu cầu bảo vệ môi trường ở Đồng bằng Sông Cửu Long:

Lập kế hoạch và các quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội đúng đắn về nông – lâm – ngư đảm bảo an ninh lương thực và bảo vệ hệ sinh thái.

Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái gắn liền với đặc điểm vùng đất ngập nước đặc thù của các hệ sinh thái trong mối quan tâm bảo vệ môi trường.

Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường thủy trong đó giải quyết hài hòa các vấn đề ngập mặn, ngập lũ.

2. Đánh giá, dự báo, xây dựng phương án đối phó với vấn đề ô nhiễm môi trường:

Đây là nhiệm vụ cấp bách nhằm đánh giá kịp thời thực trạng và mức độ ô nhiễm, từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp cho việc xử lý triệt để các hoạt động gây ảnh hưởng đến môi trường đất và nước ở ĐBSCL.

Xây dựng kịch bản đối phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, nguyên nhân tiềm ẩn ảnh hưởng đến khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long trong tương lai.

Bảo vệ môi trường ở Đồng bằng Sông Cửu Long (5)

3. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở Đồng bằng Sông Cửu Long:

Duy trì, phát huy và đảm bảo việc thực thi Luật Bảo vệ môi trường và giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc đặt ra. 

Giám sát chặt chẽ quy trình lập và thẩm định đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường. 

Giám sát các dự án đầu tư, từ ngay khi xây dựng dự án, thẩm định dự án, đầu tư dự án và đưa vào hoạt động, kiên quyết xử lý triệt để các hình thức vi phạm Luật Bảo vệ môi trường. B

Xây dựng chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp về bảo vệ môi trường, hỗ trợ chủ dự án đầu tư trong việc lựa chọn và chuyển giao công nghệ sản xuất sạch ít gây ô nhiễm môi trường, hỗ trợ vốn đầu tư cho công nghệ xử lý môi trường và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường tại cơ sở. 

Nâng cao năng lực trong việc quan trắc chất lượng môi trường, ứng cứu xử lý kịp thời các sự cố môi trường, suy thoát môi trường và ô nhiễm môi trường phát sinh trong quá trình phát triển.

ăng cường công tác truyền thông giáo dục môi trường, công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về bảo vệ môi trường một cách rộng rãi đến mọi tổ chức, các doanh nghiệp,…

Tăng cường chuyển giao công nghệ xử lý môi trường, trao đổi thông tin công nghệ môi trường, nhằm tăng tiềm lực cũng như khả năng xử lý các vấn đề về chất thải, rác thải, nước thải từ nhiều nguồn khác nhau, đảm bảo việc phát triển kinh tế xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường ở Đồng bằng Sông Cửu Long.

Môi trường Việt Xanh – đội ngũ chuyên gia của chúng tôi với kiến thức sâu rộng, am hiểu vững chắc về việc xử lý chất thải công nghiệp, chúng tôi hiểu rõ các yêu cầu và quy định cụ thể của ngành công nghiệp và luôn tìm kiếm những giải pháp tối ưu nhất nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường và đảm bảo tái chế và sử dụng tài nguyên.

Ngoài việc xử lý rác thải công nghiệp, công ty Môi trường Việt Xanh còn có đa dạng các dịch vụ về môi trường như: xử lý nước thải công nghiệpxử lý bùn thải công nghiệpxử lý chất thải dân sinhxử lý chất thải nguy hại

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để có những giải pháp xử lý rác thải công nghiệp tối ưu nhất.

Công ty TNHH TMDV Môi trường Việt Xanh Vũng Tàu

Địa chỉ: 18A Tổ 19, Khu phố Tràng Cát, Phường Hắc Dịch, Thị xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Website: https://moitruongvietxanh.vn/

Email: ctymoitruongvietxanhvungtau@gmail.com

Hotline: 0582 009 999 – 0917 605 555

Chia sẻ tới bạn bè và gia đình

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0917 605 555