Biến nhựa không thể tái chế thành xà phòng
Tái chế rác thải nhựa – một trong những giải pháp tối ưu trong việc xử lý sản phẩm nhựa đã qua sử dụng, giúp thu hồi nguyên liệu, tiết kiệm vật liệu mới.
Việc này giúp giảm thiểu hẳn các tác động xấu đến môi trường, giảm chất thải rắn, chất ô nhiễm, mang lại môi trường sống Xanh Sạch Đẹp.
Ngày nay, khi kinh tế ngày càng phát triển, rác thải nhựa xuất hiện khắp mọi nơi. Trong điều kiện tự nhiên, loại rác thải này dường như không thể phân hủy, nhưng chúng bị thải ra ở quy mô lớn trên toàn thế giới: thế giới sản xuất khoảng 359 triệu tấn nhựa mỗi năm.
Giải pháp biến nhựa không thể tái chế thành xà phòng đã mở ra cho xã hội loài người một hướng đi mới, khả quan hơn trong việc cải thiện môi trường sống.
Nhựa có tính chất hóa học tương tự như acid béo – một trong những thành phần chính của xà phòng.
Nhóm nhà khoa học Mỹ đã chuyển đổi polyetylen trong nhựa thành acid béo – thành phần chính của xà phòng, góp phần giải quyết bài toán ô nhiễm nhựa.
Tuy nhiên, một số nhựa có thể tái chế, nhưng một số loại nhựa không thể tái chế.

Làm thế nào Biến nhựa không thể tái chế thành xà phòng?
Ông Guoliang Liu – phó giáo sư hóa tại Đại học Virginia Tech (Mỹ) và là tác giả của bài nghiên cứu đăng trên tạp chí Science – cho biết sự giống nhau này cho thấy có thể chuyển đổi polyetylen thành acid béo, sau đó thành xà phòng.
Vấn đề là kích thước phân tử nhựa rất lớn, khoảng 3.000 nguyên tử carbon, trong khi các acid béo thì nhỏ hơn nhiều.
Ý tưởng biến nhựa không thể tái chế thành xà phòng đã nảy lên với ông Liu một cách tình cờ. Ông cho biết: “Đó là đêm Giáng sinh. Tôi đang sưởi ấm bên lò sưởi”. Theo ông, khi gỗ cháy, tạo ra khói, khói này được tạo ra từ các hạt gỗ nhỏ hơn. Ông tự hỏi liệu việc đốt nhựa có diễn ra theo cách tương tự hay không.
“Gỗ chủ yếu có thành phần là polyme như xenlulo. Việc đốt gỗ sẽ phá vỡ các polyme này thành các chuỗi ngắn, sau đó biến chúng thành các phân tử khí nhỏ trước khi ôxy hóa hoàn toàn thành carbon dioxide. Nếu phá vỡ các phân tử polyetylen tổng hợp tương tự, nhưng ngừng quá trình này trước khi chúng phân hủy hoàn toàn thành các phân tử khí nhỏ, chúng ta sẽ thu được các phân tử giống như polyetylen chuỗi ngắn”, ông giải thích.
Phương pháp của ông Liu được thực hiện trên 2 loại nhựa phổ biến nhất hiện nay: polyetylen và polypropylen. Chúng chiếm khoảng một nửa trong tổng số 200 triệu tấn rác thải nhựa mỗi năm. Hơn 80% chất thải nhựa được đưa đến bãi chôn lấp, trong khi chưa đến 10% được tái chế. Một trong những ưu điểm của phương pháp mới này là nó hoạt động trên nhựa “hết hạn sử dụng”, loại nhựa không thể tái chế thông thường.
Ông Liu và các đồng nghiệp đã chế tạo một lò phản ứng giống lò nướng có thể dùng để đốt cháy nhựa không thể tái chế một cách an toàn. Nhiệt độ ở đáy lò đủ nóng để phá vỡ các chuỗi polyme, trong khi nhiệt độ ở phía trên đủ thấp để ngăn chúng phân hủy quá nhanh.
Các nhà khoa học đã thu thập phần còn lại và tìm thấy sản phẩm mà họ đã tạo ra là polyetylen chuỗi ngắn, một loại sáp. Sau đó, họ tiếp tục biến sáp thành xà phòng.
Đây là lần đầu tiên Nhựa không thể tái chế được sử dụng để làm xà phòng.
Nguồn: congnghiepmoitruong.vn
Môi trường Việt Xanh – Cung cấp Giải pháp tối ưu trong xử lý rác thải công nghiệp
Công ty Môi trường Việt Xanh tự hào là một trong những đơn vị đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về việc xử lý chất thải đúng theo quy định của Luật môi trường.
Ngoài ra, với đội ngũ chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm, công nghệ hiện đại sẽ đem tới những giải pháp tối ưu nhất với thực trạng về rác thải công nghiệp cho từng doanh nghiệp.
Chúng tôi có hệ thống vận tải chuyên dụng và hạ tầng phù hợp cho việc thu gom và xử lý rác thải công nghiệp.
Giám sát liên tục việc xử lý chất thải nhằm tuân thủ sát sao các quy định cũng như tiêu chuẩn của Nhà nước. Đồng thời luôn đánh giá hiệu quả xử lý nhằm nâng cao năng lực, cải tiến kỹ thuật, kinh nghiệm trong việc xử lý và tái chế.
Bên cạnh việc xử lý, chúng tôi còn quan tâm đến việc kiểm soát môi trường một cách tốt nhất nhằm hạn chế tối đa các tác nhân gây ô nhiễm môi trường cũng như sức khỏe con người…
Tham khảo thêm: NHẬN BIẾT CÁC LOẠI NHỰA VÀ KHẢ NĂNG TÁI CHẾ CHÚNG